Tượng 'Nữ thần Durga' ra mắt sau hai tháng hồi hương

29/12/2024
|
0 lượt xem
Giải Trí Mỹ Thuật Sân Khấu - Mỹ Thuật
Tượng 'Nữ thần Durga' ra mắt sau hai tháng hồi hương

Ngày 28/8, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia công bố kết quả hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga. Cổ vật về Hà Nội hôm 18/6, được lưu trữ trong kho, đến nay mới công khai. Cơ quan chức năng tiếp nhận tượng tháng 9/2023 ở London, Anh, sau quá trình hợp tác Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa Mỹ, lực lượng cảnh sát thủ đô London (Anh), để tịch thu cổ vật từ một vụ buôn lậu.

Tượng cao 191 cm, nặng 101 kg, đúc nữ thần Durga của Hindu giáo, có khuôn mặt trái xoan, mắt nhắm hờ, mũi cao, miệng mím, cằm tròn. Nữ thần có bốn tay, thân dưới quấn sarong dài tới cổ chân, bụng thắt dây buộc tạo hình hoa. Các nhà nghiên cứu vẫn đang xác minh thêm thông tin nguồn gốc, xuất xứ tượng.

Hiện vật được giới thiệu trong triển lãm Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian, trưng bày đến hết tháng 10. Sự kiện do Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Nhà sưu tập Đào Danh Đức phối hợp tổ chức.

Ngày 28/8, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia công bố kết quả hồi hương tượng đồng Nữ thần Durga. Cổ vật về Hà Nội hôm 18/6, được lưu trữ trong kho, đến nay mới công khai. Cơ quan chức năng tiếp nhận tượng tháng 9/2023 ở London, Anh, sau quá trình hợp tác Bộ Tư pháp và Bộ An ninh Nội địa Mỹ, lực lượng cảnh sát thủ đô London (Anh), để tịch thu cổ vật từ một vụ buôn lậu.

Tượng cao 191 cm, nặng 101 kg, đúc nữ thần Durga của Hindu giáo, có khuôn mặt trái xoan, mắt nhắm hờ, mũi cao, miệng mím, cằm tròn. Nữ thần có bốn tay, thân dưới quấn sarong dài tới cổ chân, bụng thắt dây buộc tạo hình hoa. Các nhà nghiên cứu vẫn đang xác minh thêm thông tin nguồn gốc, xuất xứ tượng.

Hiện vật được giới thiệu trong triển lãm Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian, trưng bày đến hết tháng 10. Sự kiện do Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Nhà sưu tập Đào Danh Đức phối hợp tổ chức.

Triển lãm còn trưng bày nhiều tượng, linh vật tôn giáo, đều có niên đại thế kỷ 17-18, trong đó có bức tượng thần Shiva bằng vàng. Thần Shiva là một trong các vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo. Trong Giáo phái Shaiva, một tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, Shiva là thần tối cao. Ở một số dòng tín ngưỡng khác, Shiva cùng Brahma và Vishnu hợp thành bộ tam thần, trong đó Brahma là thần sáng tạo, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Shiva là hiện thân của sự hủy diệt.

Thần Shiva có con mắt thứ ba trên trán, rắn Vasuki quanh cổ, trăng lưỡi liềm trang hoàng, sông thánh Ganga (sông Hằng) chảy từ mái tóc, vũ khí là Trishula (đinh ba) và nhạc cụ là Damaru (trống lắc).

Triển lãm còn trưng bày nhiều tượng, linh vật tôn giáo, đều có niên đại thế kỷ 17-18, trong đó có bức tượng thần Shiva bằng vàng. Thần Shiva là một trong các vị thần quan trọng của Ấn Độ giáo. Trong Giáo phái Shaiva, một tín ngưỡng của Ấn Độ giáo, Shiva là thần tối cao. Ở một số dòng tín ngưỡng khác, Shiva cùng Brahma và Vishnu hợp thành bộ tam thần, trong đó Brahma là thần sáng tạo, Vishnu là đấng bảo hộ, còn Shiva là hiện thân của sự hủy diệt.

Thần Shiva có con mắt thứ ba trên trán, rắn Vasuki quanh cổ, trăng lưỡi liềm trang hoàng, sông thánh Ganga (sông Hằng) chảy từ mái tóc, vũ khí là Trishula (đinh ba) và nhạc cụ là Damaru (trống lắc).

Một số mẫu đầu thần Shiva bằng vàng, bạc và đá quý, niên đại thế kỷ 17-18.

Một số mẫu đầu thần Shiva bằng vàng, bạc và đá quý, niên đại thế kỷ 17-18.

Tượng bò thần Nandin. Nandin được coi là "thần tài", hầu cận trung thành, thủ lĩnh đạo quân của thần Shiva. Hầu như các ngôi đền thờ Shiva đều có Nandin nằm chầu.

Tượng bò thần Nandin. Nandin được coi là "thần tài", hầu cận trung thành, thủ lĩnh đạo quân của thần Shiva. Hầu như các ngôi đền thờ Shiva đều có Nandin nằm chầu.

Khai mạc triển lãm thu hút nhiều người xem ở lứa tuổi trung niên.

Khai mạc triển lãm thu hút nhiều người xem ở lứa tuổi trung niên.

Ở giữa là bức tượng Buddha (Bụt hoặc Phật) trong Phật giáo. Thuật ngữ Buddha cũng thường được hiểu là Đức Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) - một vị Phật trong lịch sử, đã truyền bá tư tưởng của mình ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 5 trước công nguyên, tạo nền tảng khai sinh Phật giáo.

Hai bên là hai bức tượng Bồ tát Avalokitesvara (Quan Thế Âm), một trong những vị Bồ tát chính trong thần thoại Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Kim Cương thừa, là hiện thân của lòng trắc ẩn.

Ở giữa là bức tượng Buddha (Bụt hoặc Phật) trong Phật giáo. Thuật ngữ Buddha cũng thường được hiểu là Đức Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni) - một vị Phật trong lịch sử, đã truyền bá tư tưởng của mình ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 5 trước công nguyên, tạo nền tảng khai sinh Phật giáo.

Hai bên là hai bức tượng Bồ tát Avalokitesvara (Quan Thế Âm), một trong những vị Bồ tát chính trong thần thoại Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Kim Cương thừa, là hiện thân của lòng trắc ẩn.

Tượng nam thần (trái) và tượng nữ thần bằng vàng, đá quý.

Tượng nam thần (trái) và tượng nữ thần bằng vàng, đá quý.

Triển lãm trưng bày nhiều trang sức như dây chuyền, khuyên tai, vòng tay, trâm cài tóc, bao tay, thắt lương, vương miện được trang trí các biểu tượng mang tính tôn giáo của nghệ thuật Champa, đặc biệt là các vị thần Hindu giáo như Brahma, Vishnu, Shiva, Ganesha. Đây là những vật dùng để cúng thần linh hoặc được sử dụng trong hoàng tộc Champa. Những hiện vật này đều thể hiện trình độ chế tác kim hoàn kỹ thuật cao, có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.

Triển lãm trưng bày nhiều trang sức như dây chuyền, khuyên tai, vòng tay, trâm cài tóc, bao tay, thắt lương, vương miện được trang trí các biểu tượng mang tính tôn giáo của nghệ thuật Champa, đặc biệt là các vị thần Hindu giáo như Brahma, Vishnu, Shiva, Ganesha. Đây là những vật dùng để cúng thần linh hoặc được sử dụng trong hoàng tộc Champa. Những hiện vật này đều thể hiện trình độ chế tác kim hoàn kỹ thuật cao, có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.

Mũ trang trí hình thần Shiva (trái) và hai vương miện trang trí hình thần Shiva.

Mũ trang trí hình thần Shiva (trái) và hai vương miện trang trí hình thần Shiva.

Mũ trang trí thủy quái Makara và cánh hoa.

Mũ trang trí thủy quái Makara và cánh hoa.

Bịt tóc trang trí thủy quái Makara (giữa) và hai bịt tóc trang trí hình thần Brahma.

Bịt tóc trang trí thủy quái Makara (giữa) và hai bịt tóc trang trí hình thần Brahma.

Một số mẫu khuyên tai của người Champa.

Một số mẫu khuyên tai của người Champa.

Hộp trang trí hình Shiva và các nữ thần.

Hộp trang trí hình Shiva và các nữ thần.

Một góc không gian triển lãm Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Sự kiện kéo dài đến hết tháng 10. Triển lãm không thu phí nhưng người xem mua vé vào cửa của bảo tàng, giá vé dao động từ 10.000 đồng đến 40.000 đồng.

Một góc không gian triển lãm Báu vật Champa - Dấu ấn thời gian tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Sự kiện kéo dài đến hết tháng 10. Triển lãm không thu phí nhưng người xem mua vé vào cửa của bảo tàng, giá vé dao động từ 10.000 đồng đến 40.000 đồng.

Giang Huy - Hà Thu

Tin liên quan
Tin Nổi bật