"Chăm sóc người già thực sự chẳng sướng chút nào. Với những nhà có điều kiện thì tôi không nói làm gì. Nhưng nhà ai mà con cái không đi làm, không có thu nhập vì phải ở nhà chăm sóc cha mẹ già, thì đó quả thực là một áp lực khủng khiếp. Đặc biệt là người lớn tuổi vừa nhiều bệnh, vừa khó tính, vừa bướng bỉnh, thậm chí cả quậy phá thì sẽ còn là cực hình đối với người chăm nom. Vì vậy, nhiều người con ngày nay không muốn tự tay chăm cha mẹ già. Bởi nếu làm vậy thì họ còn đâu thời gian để đi kiếm tiền, có khi lại càng thêm stress nữa".
Đó là chia sẻ của độc giả KirayamatoTran xung quanh nỗi bất an với cha mẹ già cần người chăm sóc. Hiếu thảo là quan niệm truyền thống của người Á Đông nói chung khiến việc chăm sóc người già trở thành mối quan tâm lớn với các gia đình trẻ. Họ đang phải gánh cùng lúc áp lực đáng kể trong lực lượng lao động, vừa đóng thuế, vừa phải chăm sóc người phụ thuộc. Trong khi đó, thành kiến đối với viện dưỡng lão khiến những người con lựa chọn đưa cha mẹ già vào đây bị xem là không hiếu thảo.
Trong khi đó, với cái nhìn tích cực hơn về chuyện con cái đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão, bạn đọc Ttvn nhận định: " Chính vì những áp lực bủa vây với người trẻ nên xã hội tiên tiến mới có viện dưỡng lão (một phần của phúc lợi xã hội toàn dân, chứ không phải dịch vụ tư nhân). Đó là nơi mà người già sẽ có sự chăm sóc chuyên biệt về y tế, dinh dưỡng, và cả tâm lý, chứ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào con cháu. Người trẻ cũng phải đi kiếm tiền, tham gia vào các hoạt động xã hội khác, và cũng không có chuyên môn về lĩnh vực y tế, dinh dưỡng để chăm sóc tốt nhất cho cha mẹ già".
>> Kết cục sau 5 năm về quê làm tròn chữ hiếu
Nói về việc gửi cha mẹ già vào viện dưỡng lão như một xu thế tất yếu của xã hội hiện đại, độc giả Di Di cho rằng: "Với gia đình đông con thì việc chăm sóc bố mẹ lúc về già ít nhiều sẽ dễ dàng hơn. Nhưng với những gia đình ít con hoặc không có con, thì sau độ tuổi lao động, trước lúc về hưu khi mà không thể tự chăm sóc bản thân thì vào viện dưỡng lão lại là một lựa chọn tốt cho họ.
Việc của chúng ta là tiết kiệm tài chính cho bản thân để cuối đời sẽ được hưởng dịch vụ chăm sóc tốt nhất. Vào viện dưỡng lão đâu có nghĩa là cách ly với con cái. Hằng tuần con cái vẫn có thể ra vào thăm nom vài lần cũng được mà. Đôi khi gia đình đông con cũng không thể chăm sóc nổi ba mẹ già vì nhiều lý do. Thế nên, xã hội càng già hóa, tỷ lệ sinh càng giảm, thì tốt nhất nên để dành tiền vào viện dưỡng lão là phương án tối ưu nhất".
"Điều con cái nên làm là cho cha mẹ có những trải nghiệm cuộc sống tốt hơn, chứ không phải hằng ngày, hằng giờ túc trực kề bên họ. Nếu cứ kề cận mỗi ngày như thế, con cái vừa không thể tạo ra thu nhập, mà cha mẹ lại không thể được hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất (đối với những gia đình thu nhập bình thường).
Tất nhiên làm thế nào vẫn sẽ tùy quan điểm của mỗi người. Có người vẫn muốn kề bên chăm sóc cha mẹ già trong những khoảng thời gian ít ỏi quý báu còn lại, để không phải hối tiếc khi họ qua đời. Ngược lại, có những người khác sẽ chọn cách dùng thời gian đó đi làm kiếm thêm tiền để gửi cha mẹ vào những trung tâm chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp dành riêng cho người già.
Nên tôi cho rằng cùng không nên đánh giá người khác là có hiếu thảo hay không chỉ vì việc chọn tự tay chăm sóc cha mẹ già hay đưa họ vào viện dưỡng lão. Vì xét cho cùng, chúng ta cũng không sống trong hoàn cảnh của họ", độc giả Nhức đầu kết lại.
Kế hoạch vào viện dưỡng lão của bố khiến tôi dằn vặt cả đời 'U60 để tiền dưỡng già thay vì đem cho con cái' 'Đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão cũng là có hiếu' Ngại đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão vì nỗi lo bất hiếu 'Đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão là xu thế không thể đảo ngược' 'Ảo tưởng viện dưỡng lão là thiên đường của tuổi già' Kế hoạch vào viện dưỡng lão của bố khiến tôi dằn vặt cả đời 'U60 để tiền dưỡng già thay vì đem cho con cái' 'Đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão cũng là có hiếu' Ngại đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão vì nỗi lo bất hiếu 'Đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão là xu thế không thể đảo ngược' 'Ảo tưởng viện dưỡng lão là thiên đường của tuổi già'