Sở Giao thông Vận tải TP HCM vừa lập phương án dùng ôtô trung chuyển khách đi và đến 5 bến xe liên tỉnh trên địa bàn các ngày trong tuần, kể cả lễ Tết để thuận lợi cho người dân đi lại. Đầu tiên sẽ áp dụng tại bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức) với việc chuyển tiếp qua một số khu vực nội thành, gồm: quận 1, 3, 5, 7, 10, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, TP Thủ Đức. Tùy theo nhu cầu thực tế, các đơn vị sau đó sẽ mở rộng sang những địa bàn khác.
Thoạt nghe, kế hoạch này có vẻ khá thiết thực, góp phần giúp hành khách đi lại dễ dàng hơn cũng như giảm chi phí trong điều kiện bến xe ở xa nội thành.. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn khá nhiều điểm khiến tôi băn khoăn. Liệu kế hoạch này có gây mâu thuẫn với việc vận hành tuyến đường sắt đô thị Metro số 1 không?
Theo kế hoạch, cuối năm nay, đầu năm sau, tuyến Metro sẽ chính thức đưa vào vận hành thương mại. TP HCM cũng có kế hoạch xây dựng các tuyến xe buýt kết nối với các nhà ga của tuyến này. Vậy tại sao không kết hợp hai kế hoạch trên thành một ngay lúc này?
>> 'Đóng cửa bến cũ là lối thoát cho bến xe Miền Đông mới'
Thay vì việc sắp xếp xe trung chuyển hành khách từ bến xe Miền Đông mới, tại sao không để hành khách lên Metro ngay tại bến xe? Và đến các ga gần khu vực muốn đến, hành khách có thể lên xe buýt đến địa điểm tiếp theo. Khi hành khách đi hoặc đến bến xe Miền Đông mới sẽ chỉ cần xuất trình mã vé online và được cấp vé Metro, xe buýt ngay tại ga hoàn toàn miễn phí.
Thành phố làm bến xe mới để giảm xe lớn vào nội thành, nhưng giờ lại sinh ra thêm xe trung chuyển đi vào trung tâm, thì hiệu quả giảm ùn tắc đến đâu? Trong khi đó, Metro, xe buýt công cộng cần được phát huy hết tính ưu việt của mình.
Đó là còn chưa nói đến đề án xanh hóa phương tiện công cộng và vận tải hành khách. Tại sao không gom ba yêu cầu: phủ xanh, trung chuyển, kết nối Metro thành một? Metro trung chuyển hành khách, xe buýt xanh kết nối Metro và điểm đến, đồng thời trung chuyển giữa bến xe và điểm đến.
Khi đó, việc kêu gọi các doanh nghiệp vận tải cùng đồng hành sẽ không khó. Điều này vừa giúp kết nối, vừa giảm chi phí cho từng đơn vị, vừa tối ưu vận hành, vừa xanh, vừa tiết kiệm, vừa giảm ùn tắc nội thành.
'Metro số 1 lạc hậu từ khi chưa vận hành' Tàu Metro số 1 - 'xấu chưa chắc đã dở' Bài học kiếm lời từ Metro, BRT của người Nhật Giải bài toán quy hoạch để mở lối thoát cho BRT, Metro 'Xe máy tiện lợi mấy cũng phải bỏ để phát triển Metro' Lời - lỗ Metro 'Metro số 1 lạc hậu từ khi chưa vận hành' Tàu Metro số 1 - 'xấu chưa chắc đã dở' Bài học kiếm lời từ Metro, BRT của người Nhật Giải bài toán quy hoạch để mở lối thoát cho BRT, Metro 'Xe máy tiện lợi mấy cũng phải bỏ để phát triển Metro' Lời - lỗ Metro