Hồ nước Mỹ từng biến mất vì một mũi khoan

29/12/2024
|
0 lượt xem
Khoa Học
Hồ nước Mỹ từng biến mất vì một mũi khoan

Hồ Peigneur ngày nay là hồ lớn nhất bang Louisiana. Ảnh: Amusing Planet

Làm việc ở hồ nước sâu 3 m, một số kỹ sư vận hành giàn khoan thuê bởi công ty Texaco. Vấn đề bắt đầu sau khi mũi khoan của họ đâm sâu vào lòng đất. Mũi khoan đâm xuyên qua khu mỏ của công ty Diamond Crystal Salt hoạt động bên dưới hồ. Lỗ khoan khiến nước hồ ngấm vào khu mỏ và hòa tan muối. Trong vòng hai giờ, giàn khoan bị nuốt chửng nhưng sự việc không dừng lại ở đó.

Mỏ muối khi đó ngập nước hồ Peigneur, khiến một số sà lan bị cuốn vào xoáy nước khổng lồ. Hố sụt xuất hiện bên dưới hồ thúc đẩy xoáy nước hình thành do dòng nước cuộn chảy vào trong. Những xoáy nước như vậy từng gây chết người trong quá khứ, nhưng tất cả công nhân từ của công ty dầu mỏ và công ty muối đều kịp thời sơ tán mà không bị chịu tổn hại nào ngay khi nước chảy vào khu mỏ.

Sự việc tạo ra áp lực đủ để đẩy nước vọt lên cao 122 m từ cửa khu mỏ. Peigneur từng đổ vào vịnh Vermilion qua kênh đào Delcambre, nhưng dòng chảy bị đảo ngược khi hồ cạn và nước từ vịnh đổ ngược vào hồ. Quá trình này tạm thời tạo ra một thác nước cao 50 m trước khi lấp đầy hố sụt mới hình thành. Đó là thác nước lớn nhất ở Louisiana.

Hiện nay, hồ Peigneur có độ sâu lớn nhất là 61 m, là hồ nước sâu nhất bang Louisiana. Thảm họa trên được cho là do lỗi tính toán nhầm đơn vị đo khi tìm cách xác định vị trí dầu mỏ. Công ty Texaco Oil và nhà thầu Wilson Brothers phải đền bù 32 triệu USD trong thỏa thuận với công ty Diamond Crystal Salt cho tổn thất ở khu mỏ. Là một trong những thảm họa kỹ thuật kỳ quặc nhất, sự việc cho thấy lỗi tính toán nhỏ có thể dẫn đến thảm họa bất ngờ.

An Khang (Theo IFL Science)

Tin liên quan
Tin Nổi bật